Những thành phố có phong cảnh đẹp, vị trí thuận lợi sẽ được lựa chọn để trở thành những địa chỉ văn hóa, điểm đến của không chỉ du khách mà cả những chuyên gia văn hóa, các nhà làm phim, phát hành phim, các diễn viên, nghệ sĩ… Đây là ý tưởng xuất phát từ mạng lưới các thành phố văn hóa mà UNESCO đã tạo lập và đang hoạt động rất thành công hiện nay.
Sáng 23/11, tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Liên hoan Phim môi trường toàn quốc lần thứ 7.
Ngày 14/12, tại TPHCM, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị - hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), khu vực phía Nam.
Phát biểu tại phần đầu của hội nghị, Ban thư kí ASEAN hoan nghênh các cơ quan Điện ảnh tham dự đông đủ, thể hiện sự quan tâm tới sự phát triển của Điện ảnh cũng như khả năng hợp tác trong tương lai vì sự thịnh vượng của nền Điện ảnh Châu Á trong giai đoạn khó khăn khi tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khá phức tạp.
Từ thực tiễn quản lý nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh kiến nghị, do tốc độ phát triển công nghệ và nội dung trên môi trường internet ngày càng nhiều, phim được phát hành, phổ biến trên các nền tảng xuyên biên giới, nên cần phải có hệ thống quản lý bằng công nghệ cao hơn; áp dụng phương án hậu kiểm gắn với các biện pháp kỹ thuật tương ứng.
Là trung tâm điện ảnh sôi động nhất cả nước, có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển, TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực này, như tạo cơ chế để địa phương được quyền tự chủ khai thác nguồn lực, sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển; phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được duyệt phim truyện…
Sáng 9-12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị-hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Bắc.